02/01/2023 - 10:49

Đăng ký nhãn nhiệu độc quyền như thế nào ?

Ngày nay, các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều để tạo ra được nhãn hiệu gắn liền với hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp, tạo ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng, tạo lợi thế cho sản phẩm của mình trên thị trường. Việc đăng ký nhãn hiệu giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn. Bài viết dưới đây Công ty Luật Hùng Phát sẽ đưa đến cho bạn một số kiến thức cũng như quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Mời các bạn tham khảo!

Nội dung chính

Cơ sở pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT);

Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sơ hữu công.

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Để hiểu được đăng ký nhãn hiệu là gì, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nhãn hiệu là gì. Căn cứ vào khoản 16 Điều 4 Luật SHTT thì nhãn hiệu có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Căn cứ các khoản 4, 25 Điều 4 Luật SHTT thì đăng ký nhãn hiệu (hay còn được gọi là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu) có thể hiểu là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu để chống cạnh tranh không lành mạnh. Loại giấy chứng nhận quyền sở hữu này được gọi là giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Hiện nay việc phân nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu được dựa theo Bảng danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ ban hành kèm Thông báo số 13975/TB-SHTT. Theo đó, bảng phân loại có 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ, cụ thể gồm 34 nhóm sản phẩm, 11 nhóm dịch vụ.

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Theo Điều 87 Luật SHTT thì các chủ thể sau đây sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.”

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).

Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.

Trường hợp nhãn hiệu đăng ký có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng cần thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký như: chứng minh quan hệ công ty mẹ con, góp vốn, điều lệ tổ chức (01 bản).

  • Giấy uỷ quyền: 01 bản (nếu nộp qua Tổ chức Đại diện).
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản).
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác (01 bản).

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần có các tài liệu như sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Bạn có thể trực tiếp kiểm tra tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu của mình trên cổng thông tin.

Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Cách thức nộp đơn đăng ký

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu độc quyền

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu độc quyền

Dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu

Bên cạnh những điều kiện chung đối với nhãn hiệu để được bảo hộ, Luật SHTT còn quy định các dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu là:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Được xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký

Có cơ chế bảo hộ, tránh tình trạng xâm phạm, đạo nhái nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ nhất định, là cơ sở pháp lý cho quyền lợi của mình đối với sản phẩm, dịch vụ mình tạo ra.

Tạo nên sự chuyên nghiệp và niềm tin bền vững, uy tín với các đối tác phát triển.

Là điều kiện cần khi triển khai kinh doanh online tại các sàn thương mại điện tử.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp

Khi đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần đăng ký tên công ty có một phần nhãn hiệu đã đăng ký để tránh trường hợp sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng thì có đối thủ cạnh tranh đăng ký tên thương mại có phần chữ nhãn hiệu trùng với của mình.

Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và tên miền

  • Nếu khách hàng đăng ký nhãn hiệu mà tên công ty không đồng nhất với nhãn hiệu đã đăng ký thì có thể chọn thêm phương án đăng ký tên miền để chứng minh việc đăng ký nhãn hiệu cùng tên miền.
  • Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả mỹ thuật ứng dụng đối với nhãn hiệu có phần hình và phần chữ
  • Với nhãn hiệu hình (logo) khi đăng ký có cùng thông tin nhãn hiệu chữ, quý khách không đăng ký tên thương mại công ty có thể lựa chọn khi đăng kỹ nhãn hiệu đồng thời đăng ký luôn bản quyền với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cho nhãn hiệu gồm cả phần hình và phần chữ.

Lưu ý về màu sắc khi đăng ký nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ta vẫn cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen – trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau. Miễn sao vãn giữ nguyên được nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền với nhãn hiệu đen – trắng hoặc màu của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu hình, nhãn hiệu chữ, câu định vị khi đăng ký nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu hình (logo): Có thể đăng ký độc lập bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hoặc kết hợp với phần chữ của nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu chữ: Khi đăng ký nhãn hiệu chứ có thể lựa chọn dạng chữ thường hoặc chữ cách điệu.

Lưu ý về quyền ưu tiên ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được xem là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu

  • Thiết kế nhãn hiệu đảm bảo tính độc lập, phán ánh được nét riêng của dịch vụ, hàng hóa bên mình và có sự khác biệt với nhãn hiệu đơn vị khác.
  • Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình.

Các yếu tố không được cấp văn bằng bảo hộ

  1. Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình học đơn giản, chữ cái, chữ số thuộc ngôn ngữ không thông dụng.
  2. Nhãn hiệu không nên thiết kế là biểu tượng quy ước, dấu hiệu, hình vẽ, tên gọi của dịch vụ, hàng hóa văng các ngôn ngữ.
  3. Không nên thiết kế nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ địa điểm, thời gian, số lượng, chủng loại, tính chất, công dụng,….
  4. Không thiết kế nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh, hình thức pháp lý.
  5. Không thiết kế nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của dịch vụ, hàng hóa.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật Hùng Phát

Nhận biết được khó khăn cũng như chu cầu đăng ký nhãn hiệu của khách hàng rất cao cho nên nhiều công ty đã tiến hành cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, Công ty Luật Hùng Phát vẫn luôn là sự ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu vì các lý do sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ: Chúng tôi tự tin khẳng định mức chi phí để được đăng ký nhãn hiệu tại Công ty Luật Hùng Phát là mức chi phí phù hợp với khách hàng và có tính cạnh tranh. Chúng tôi đem sự hài lòng của khách hàng làm tôn chỉ của sự phát triển. Vì thế, để khách hàng nhận được dịch vụ tốt nhất thì chúng tôi không đặt nặng vấn đề về tài chính.
  • Phong phú về các hình thức đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi có nhận đăng ký các dịch vụ như đăng ký nhãn hiệu cho các nhãn hiệu quốc tế, đăng ký nhãn hiệu và logo, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm.
  • Khi nhận đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng chúng tôi sẽ kiểm tra đăng ký nhãn hiệu của các bạn trên hệ thống để chắc chắn rằng các bạn không bị trùng về nhãn hiệu.
  • Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu online để tiết kiệm thời gian
  • Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi tự tin rằng có thể giải đáp mọi thắc mắc và khó khăn của các bạn để đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.
  • Thái độ phục vụ tận tình và chu đáo. Nhân viên của công ty Luật Hùng Phát được đào tạo những kỹ năng chuyên nghiệp để phục vụ cho khách hàng vì vậy chúng tôi luôn nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng.

Một số câu hỏi thường gặp

Đăng ký nhãn hiệu có nhanh không?

Pháp luật quy định cụ thể từng giai đoạn của thời gian đăng ký nhãn hiệu như sau (Điều 119 Luật SHTT):

  • Thời gian thẩm định hình thức Đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng (kể từ ngày nộp đơn)
  • Thời gian thẩm định nội dung Đơn đăng ký nhãn hiệu: không quá 09 tháng (kể từ ngày công bố đơn)

Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu là trong khoảng 10 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những Đơn đăng ký nhãn hiệu cần sửa đổi, bổ sung thì thời gian có thể kéo dài hơn từ 18 – 20 tháng. Để thủ tục đăng ký hãn hiệu được thực hiện nhanh nhất, khách hàng nên chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng, tránh tình trạng cần sửa đổi, bổ sung. Công ty Luật Hùng Phát là một trong những lựa trọn hàng đầu về dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, giúp khách hàng rút gọn nhất thời gian đăng ký.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Hiện nay có 3 địa chỉ để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở cả ba miền của đất nước. Khách hàng có thể lựa chọn nộp đơn tới văn phòng có địa chỉ gần mình nhất.

  • Cục Sở hữu trí tuệ (IP VIETNAM).

Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Tổng đài: (024) 3858 3069

  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: (028) 3920 8483 – 3920 8485

Fax: (028) 3920 8486

  • Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng

Địa chỉ:  Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn

Điện thoại: 0236.3889955
Fax: 0236.3889977

Có thể đăng ký nhãn hiệu trực tuyến được không?

Có 03 cách thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Cách 2: Nộp qua bưu điện.
  • Cách 3: Nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ Công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ

Có cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu?

Như đã nêu ở đầu bài viết, việc một tổ chức, cá nhân có được nhãn hiệu độc quyền là cần thiết, để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Có 2 cách để chủ thể độc quyền nhãn hiệu của mình là đăng ký nhãn hiệu hoặc sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, cách xác nhận một nhãn hiệu nổi tiếng vẫn chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu vẫn là cần thiết.

Đăng ký nhãn hiệu hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mức phí để đăng ký nhãn hiệu không quá cao phụ thuộc vào số lượng nhãn hiệu bạn muốn đăng ký. Cụ thể chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, có thể bao gồm các mức sau:

Mức phíNội dung thu phí
100 000 đồngPhí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100 000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20 000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
120 000 đồngPhí công bố đơn
120 000
đồng
Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ:
120 000
đồng
Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ
180 000 đồngPhí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180 000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30 000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
550 000 đồngPhí thẩm định nội dung: 550 000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120 000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
600 000 đồngPhí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600 000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu
120 000 đồngLệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120 000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100 000 đồng/1 nhóm)
150 000 đồngLệ phí nộp đơn: 150 000 đồng (cho mỗi đơn)

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hùng Phát về Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Chúng tôi hi vọng sẽ giúp đỡ được bạn trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline Luật Hùng Phát, chúng tôi có chuyên viên tư vấn 24/7 cho quý vị. Xin cảm ơn!

5/5 - (930 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CHAT ZALO NHẬN BẢNG GIÁ

Hotline: 0869.666.247
Chat Zalo
Gọi ngay