Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 24% GDP, gần 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản là một ngành nghề phát triển, tuy nhiên để kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện về chuyên môn, trình độ, tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ sở vật chất,… Để nắm rõ các điều kiện này, cần tìm hiểu điều kiện kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản của pháp luật hiện hành.
Khái niệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm và thủy sản
Tại khoản 1 và khoản 7 Điều 3 Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy định khái niệm thức ăn chăn nuôi và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
“1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.”
“7. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản bao gồm các hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
a) Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, chế biến, san chia, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản là quá trình thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.”
Theo quy định trên thì kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản bao gồm các hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát
Thành lập doanh nghiệp tphcm
Đăng ký kinh doanh
Thay đổi thông tin giấy phép kinh doanh
Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Theo Luật số 03/2016/QH14 tại mục 151 Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư thì kinh doanh thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các hoạt động cụ thể được quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Cụ thể như sau:
“Điều 7. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi những yếu tố như chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:
a) Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, có sự cách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tránh lây nhiễm chéo.
b) Có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm).
c) Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản cần chế độ bảo quản riêng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
d) Đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có nơi pha trộn riêng, đảm bảo không phát tán nhiễm chéo ra bên ngoài.
đ) Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, đảm bảo độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường.
e) Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm…) để kiểm soát các tạp chất (cát sạn, kim loại) ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào.
g) Có giải pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật và phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác.
h) Có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản).
Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật chi tiết và cụ thể các quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với các tiêu chí nêu tại Điều này.”;
“Điều 8. Điều kiện đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Tổ chức, cá nhân mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.”;
“Điều 9. Điều kiện với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.”
Tại Điều 14 Nghị định 59/2005/NĐ-CP Về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản cũng quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản (Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2009/NĐ-CP và Nghị định số 53/2012/NĐ-CP).
“Điều 14. Kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1.Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.
Nơi bảo quản, nơi bày bán đáp ứng các yêu cầu đảm bảo chất lượng và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.
Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng có chứng chỉ đã được tập huấn về thức ăn chăn nuôi thủy sản hoặc có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
5.13 Chỉ được kinh doanh các loại thức ăn nuôi thủy sản thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩan vệ sinh thú y thủy sản; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.”
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam được quy định tại chương IV, từ Điều 12 đến Điều 14 Nghị định 39/2017/NĐ-CP. Vấn đề kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại chương V, từ Điều 15 đến Điều 22 Nghị định 39/2017/NĐ-CP.
Lời kết
Như vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, và thủy sản, cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Phát. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí qua Hotline: 0869.666.247
Trân trọng./.