02/01/2023 - 09:20

Xin giấy phép in ấn theo quy định pháp Luật mới nhất

Hiện nay, nhu cầu trong việc in ấn của xã hội rất cao vì vậy đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động in ấn. Theo quy định của pháp luật thì khi kinh doanh dịch hoạt động in thì phải có giấy phép. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép in ấn là như thế nào. Luật Hùng Phát xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục xin giấy phép hoạt động in.

Cơ sở pháp lý

Các văn bản pháp lý về vấn đề này bao gồm:

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Nghị định số 60/2014 / NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in;
  • Nghị định số 25/2018 / NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014 / NĐ-CP;

Giấy phép hoạt động in là gì ?

Theo quy định tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP: ” In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in” . Vậy từ quy định trên, Luật Hùng Phát xin cắt nghĩa khái niệm thiết bị in là gì và sản phẩm in là gì với nội dung cụ thể như sau:

Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm: Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; Tem chống giả; Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền); Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản; Bao bì, nhãn hàng hóa; Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân; Các sản phẩm in khác.

Giấy phép hoạt động in là gì ?

Thiết bị ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy (sau đây gọi chung là thiết bị in).

Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in. Giấy phép hoạt động in là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh một cơ sở có đủ điều kiện đáp ứng hoạt động in. Có giấy phép hoạt động in này, cơ sở in ấn mới được phép đi vào hoạt động

Các sản phẩm in gồm những sản phẩm gì ?

Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;

Tem chống giả;

Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);

Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;

Bao bì, nhãn hàng hóa;

Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;

Các sản phẩm in khác.

Khi nào phải xin giấy phép hoạt động in ?

Hiện nay theo quy định thì không bắt buộc tất cả các cơ sở hoạt động in phải xin giấy phép hoạt động in mà tùy theo từng sản phẩm in ấn như đã nêu ở trên để làm căn cứ xem cơ sở đó có phải xin giấy phép hoạt động in hay không ?

Theo quy định tại Điều 12- Nghị định 60/2014 có quy định: ” Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định sau đây:

a) Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Cơ sở in thuộc địa phương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

Cũng theo quy định tại Điều 14. về Đăng ký hoạt động cơ sở in có quy định như sau: ” Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in không thuộc quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in”.

Các sản phẩm in gồm những sản phẩm gì ?

Như vậy nếu cơ sở hoạt động in khi hoạt động bắt buộc phải đăng ký và xin giấy phép với cơ quan nhà nước song tùy vào sản phẩm bên cơ sở in ấn là gì mà thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in hoặc thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở in. Và theo quy định trên thì những sản phẩm sau đây sẽ phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in là:

a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;

b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;

c) Tem chống giả;

d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);

Nếu cơ sở in ấn không thuộc các sản phẩm trên thì cơ sở in ấn thực hiện thủ tục việc đăng ký cơ sở in theo quy định mà không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in. Vậy nếu cơ sở hoạt động in ấn lại đồng thời thực hiện việc in ấn ra các sản phẩm mà thuộc đối tượng phải xin giấy phép hoạt động in và đăng ký cơ sở in thì có phải xin hai giấy phép không? Trong trường hợp như vậy thì cơ sở không nhất thiết phải thực hiện hai thủ tục mà chỉ cần thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in là được vì theo quy định tại nghị định 60/2014/NĐ-CP có quy định rõ như sau: ” Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.” mà điều 14 chính là quy định cho đối tượng đăng ký cơ sở in.

Vì sao phải xin giấy phép hoạt động in ?

Hiện nay theo quy định thì các cơ sở in ấn khi thực hiện hoạt động in ấn phải một là phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in hoặc là phải làm thủ tục đăng ký cơ sở in đồng thời hiện nay, Các quy định cũng quy định rất rõ ràng và có mức xử phạt rất nặng đối với hành vi hoạt động in ấn không phép và có quy định cả hành chính và hình sự nên đối với các cơ sở hoạt động in ấn cần phải thực hiện đảm bảo quá trình xin giấy phép khi hoạt động.

Căn cứ vào Điều 10 của luật xuất bản thì hành vi In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm bị nghiêm cấm thực hiện.

Theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản thì hành vi in sách lậu từ 300 bản trở lên có thể bị phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Cụ thể Điều 27 của nghị định 159 có quy định:

” Vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, phát hành, xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp dưới 50 bản;

b) Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;

c) Phát hành xuất bản phẩm nhưng không đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không đủ điều kiện theo quy định.

2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 50 bản đến dưới 100 bản;

b) Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm không có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép;

c) Phát hành trái phép các sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm.

3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển nhượng, tẩy xóa giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm;

b) Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép đối với văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam.

Vì sao phải xin giấy phép hoạt động in ?

4.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm nhập khẩu hoặc xuất bản trái phép;

b) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm bị đình chỉ phát hành, có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy;

c) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 100 bản đến dưới 300 bản;

d) Phát hành trái phép xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

5.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên;

b) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

c) Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép;

d) Trưng bày hoặc bán trong triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm xuất bản trái phép, xuất bản phẩm nhập khẩu trái phép, xuất bản phẩm không được phép lưu hành, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

đ) Không kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, các điểm a, b và d Khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 09 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;

c) Trục xuất đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

7.Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Khoản 4, các điểm a, b và d Khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2, Khoản 4, các điểm a, b và d Khoản 5 Điều này;

c) Buộc thu hồi giấy phép đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.”

Ngoài ra quy định của luật hình sự cũng quy định tại Điều 344 ” Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản”

“Người nào vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo nhưng vẫn xuất bản xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

b) In trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;

c) Xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản trở lên đối với từng xuất bản phẩm;

d) Đăng tải trên phương tiện điện tử xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật hoặc không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản, không có bản thảo đã được ký duyệt mà xuất bản xuất bản phẩm đó;

đ) Phạm tội có số lượng xuất bản phẩm dưới mức quy định tại một trong các điểm b hoặc điểm c khoản này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

e) Không nộp xuất bản phẩm lưu chiểu nhưng vẫn phát hành xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

8;Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản;

c) Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in cần có mã ngành nghề gì ?

Trước khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in thì cơ sở đó phải  thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty hoặc Hộ kinh doanh và khi thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cần có các mã ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật quy định trong bảng hệ thống nghành nghề của Việt Nam. Dưới đây Luật Hùng Phát xin tư vấn về việc lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với ngành nghề in ấn. Sau khi thực hiện xong thủ tục đăng ký doanh nghiệp/ Hộ kinh doanh, đơn vị có mã ngành nghề kinh doanh như trên mới chỉ đáp ứng các điều kiện cần còn điều kiện đủ là phải thực hiện thủ tục xin giấy phép in để đi vào hoạt động thực tế.

STT                                                Nội dung ngành nghềMã ngành nghề
1In ấn1811
2 

Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác

Chi tiết: Photo, chuẩn bị tài liệu; Dịch vụ hỗ trợ thư ký; Bản ghi tài liệu và dịch vụ thư ký khác; Cung cấp dịch vụ thuê hộp thư thoại và dịch vụ chuyển phát thư khác (trừ quảng cáo thư trực tiếp); Dịch vụ gửi thư.

 

8219
3Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh4761
4Dịch vụ liên quan đến in (trừ rập khuôn tem)1812
5Sao chép bản ghi các loại1820

Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in là gì ?

Trước đây khi mà chưa có Nghị định số: 25/2018/NĐ-CP chưa được ban hành thì và vẫn áp dụng điều kiện tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP thì điều kiện áp dụng đối với cơ sở in ấn có nhiều điều kiện khó khăn hơn. Nhưng với việc ban hành nghị định số: 25/2018/NĐ-CP thì các điều kiện về hoạt động in ấn cũng được giảm bớt đi và các điều kiện cụ thể được quy định cụ thể như sau:

  • Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
  • Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
  • Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in là gì ?

Và để thấy sự khác nhau đó, Luật Hùng Phát xin chỉ ra một số điều kiện đã được Nghị định số 25/2018/NĐ-CP giảm bớt đi so với Nghị định 60/2014/NĐ-CP ở chỗ:

  • Về cơ sở mặt bằng không còn quy định: ” Mặt bằng phải ngoài khu dân cư, trừ cơ sở in chỉ sử dụng công nghệ, thiết bị in la-de (laser)” , in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ gia đình hoạt động in lưới (lụa) thủ công’
  • Về an ninh trật tư và môi trường không còn quy định : ” Phải có đủ điều kiện về an ninh – trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”
  • Về nhân sự quy định không yêu cầu: ” Phải có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”

Người đứng đầu cơ sở hoạt động in có cần bằng cấp về ngành in không ?

Theo quy định tại nghị định điểm e- Khoản 1- Nghị định 60/2014/NĐ- CP có quy định: “Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”.

Người đứng đầu cơ sở hoạt động in có cần bằng cấp về ngành in không ?

Nhưng hiện nay với quy định tại Điều 3- Nghị định 25/2018 có quy định bãi bỏ điểm e- Khoản 1- Nghị định 60/2014 nên hiện nay khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in thì người đứng đầu cơ sở không bắt buộc phải có bằng cấp gì về chuyên môn ngành in. Song trong nghị định 25/2018 vẫn quy định với người đứng đầu cơ sở in là người này phải đáp ứng điều kiện sau: ” “ Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.” Như vậy  qua phân tích ở trên thì có thể khẳng định khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in chủ cơ sở đỏ không cần yêu cầu về bằng cấp gì về chuyên môn in.

Người đứng đầu cơ sở hoạt động in có cần phải xin sơ yếu lý lịch khi xin giấy phép không ?

Theo quy định tại điểm e- Khoản 2- Điều 12-  Nghị định 60/2014/NĐ- CP có quy định thành phần trong hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in cần có: ” Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định của người đứng đầu cơ sở in kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp”  và đến quy định tại nghị định 25/2018/NĐ- CP thì vẫn giữ thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in là phải có sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in. Chính vì vậy kết luận rằng khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động cơ sở sở in cần có sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở hoạt động in.

Người đứng đầu cơ sở hoạt động in có cần phải xin sơ yếu lý lịch khi xin giấy phép không ?

Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;”

Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.

Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in

Yêu cầu đối với trang thiết bị trong hoạt động in

Cơ sở in thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in, gia công sau in phải có thiết bị tương ứng với từng công đoạn:

1. Đối với công đoạn chế bản: Cơ sở in phải có ít nhất một trong các thiết bị: Máy ghi phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in;

2. Đối với công đoạn in: Cơ sở in phải có máy in;

3. Đối với công đoạn gia công sau in: Cơ sở in phải có máy dao xén (cắt) giấy và có ít nhất một trong các thiết bị: Máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in hoặc thiết bị phù hợp với sản phẩm gia công.

Yêu cầu đối với trang thiết bị trong hoạt động in

Thẩm quyền xin giấy phép hoạt động in

Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức Trung nộp hồ sơ tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Thông tư này, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Cơ sở in khác nộp hồ sơ tại Sở thông tin và truyền thông – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Thông tư này, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Thẩm quyền xin giấy phép hoạt động in

Thời gian thực hiện xin giấy phép hoạt động in

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt cơ sở in.

Trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động in

Cơ sở in phải đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày giấy phép hoạt động in bị mất, bị hư hỏng trong trường hợp có một trong các thay đổi về: Tên gọi của cơ sở in; địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ xưởng sản xuất của cơ sở in;  Loại hình tổ chức hoạt động của cơ sở in; Thành lập hoặc giải thể chi nhánh của cơ sở in và người đứng đầu cơ sở in; Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép gồm có; Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu quy định; Các giấy tờ chứng minh sự thay đổi; Giấy phép hoạt động in đối với trường hợp giấy phép bị hư hỏng.

Trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in

Giấy phép hoạt động in bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

  • Cơ sở in không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP trong quá trình hoạt động mà cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in đã có văn bản yêu cầu cơ sở in tạm dừng hoạt động trong thời hạn 30 ngày để bổ sung đủ các điều kiện theo quy định;
  • Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in nhưng cơ sở in không đầu tư đủ thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP
  • Cơ sở in không hoạt động trên 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in;
  • Cơ sở in chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản.

Trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in

Những vướng mắc khách hàng thường gặp khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in

Câu hỏi: Công ty chúng tôi muốn hoạt động in ấn các sản phẩm báo chí, hóa đơn và các sản phẩm khác thì chúng tôi phải làm gì để đi vào hoạt động được ?

Luật Hùng Phát trả lời: Do bên bạn muốn thực hiện hoạt động in ấn các sản phẩm báo chí, hóa đơn nên để bên bạn đi vào  hoạt động in ấn thì bên bạn cần phải xin giấy phép hoạt động in theo quy định và trước khi xin giấy phép công ty bên bạn phải thực hiện đăng ký kinh doanh có mã ngành nghề tương ứng và chuẩn bị những điều kiện cần thiết về nhân sự, mặt bằng, thiết bị máy móc để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in.

Câu hỏi: Nếu công ty chúng tôi có thực hiện hoạt động in nhưng chúng tôi chỉ in ấn các sản phẩm bình thường mà không thuộc các sản phẩm:  Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;  Tem chống giả; Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền) thì chúng tôi có phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in không ?

Luật Hùng Phát trả lời: Nếu bên công ty bạn không thực hiện in ấn các sản phẩm Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;  Tem chống giả; Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền) thì bên bạn không cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in nhưng bên công ty bạn vẫn phải thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở in.  Với thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở in này này, thủ tục và điều kiện sẽ đơn giản hơn só với thủ tục xin giấy phép hoạt động in nhưng căn bản vẫn phải đáp ứng được các điều kiện về về nhân sự, mặt bằng, thiết bị máy móc để đảm bảo hoạt động in ấn.

Câu hỏi: Công ty chúng tôi cần đáp ứng những điều kiện gì khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in để đảm bảo cơ quan nhà nước cấp phép hoạt động cho chúng tôi ?

Luật Hùng Phát trả lời: Để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in thì như đã phân tích ở nội dung bên trên, công ty các bạn cần đáp ứng các điều kiện về 3 nội dung: Nhân sự, Mặt bằng và thiết bị vật chất. cị thể các điều kiện này được quy định cụ thể như sau:

  • Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
  • Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
  • Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Câu hỏi: Công ty chúng tôi khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in thì có đoàn kiểm tra xuống cơ sở kiểm tra không và khi kiểm tra thực tế cơ sở thì chúng tôi cần chuẩn bị những điều kiện gì ?

Luật Hùng Phát trả lời: Trong quá trình xin giấy phép và hoạt động thực tế, Cơ quan cấp phép sẽ xuống kiểm tra cơ sở bên để thẩm định xem cơ sở có đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật  hay không nên bên bạn cần chuẩn bị các điều kiện cho đảm bảo để đáp ứng các điều kiện như đã trình bày ở trên và cũng cần nhấn mạnh rằng việc kiểm tra cơ sở chỉ mang tính chất quản lý nhà nước nên căn bản vẫn dựa trên cơ sở là cơ sở in phải tự chịu trách nhiệm và tự tuân thủ theo quy định của pháp luật không phụ thuộc và việc kiểm tra cơ quan nhà nước mới làm đúng.

Câu hỏi: Công ty chúng tôi được cấp giấy phép nhưng không rõ hiệu lực của giấy phép hoạt động in này trong bao lâu?

Đối với giấy phép hoạt động in hiện nay, trong giấy phép hoạt động in  không qunh định cụ thể  hiệu lực giấy phép là bao lâu nên có thể hiểu giấy phép này có giấy phép lâu dài không thời hạn trừ khi giấy phép bên công ty bạn bị thu hồi trong các trường hợp sau:

” a) Cơ sở in không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này trong quá trình hoạt động mà cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in đã có văn bản yêu cầu cơ sở in tạm dừng hoạt động trong thời hạn 30 ngày để bổ sung đủ các điều kiện theo quy định;

b) Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in nhưng cơ sở in không đầu tư đủ thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;

c) Cơ sở in không hoạt động trên 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in;

d) Cơ sở in chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản”

Lời kết

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Hùng Phát về giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về việc xin giấy phép in ấn. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Cám ơn vì sự quan tâm của bạn!

5/5 - (431 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CHAT ZALO NHẬN BẢNG GIÁ

Hotline: 0869.666.247
Chat Zalo
Gọi ngay