02/01/2023 - 01:25

Thủ tục thành lập công ty suất ăn công nghiệp chi tiết nhất

Suất ăn công nghiệp hay suất ăn chế biến sẵn bắt buộc phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và chỉ được phép sản xuất, kinh doanh khi cơ sở đã được cấp giấy phép. Do vậy, khi thành lập công ty suất ăn công nghiệp, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ điều kiện trước khi chính thức hoạt động

Trong bài viết này, Luật Hùng Phát xin hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty suất ăn công nghiệp tại Việt Nam và những điều kiện cần thiết.

Quy định về điều kiện kinh doanh đối với cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp

Theo Điều 3, Chương II của Thông tư 30/2012/TT-BYT: Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp như sau:

  • Đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Người trực tiếp chế biến suất ăn công nghiệp phải được xác nhận kiến thức an toàn thực phầm và khám sức khỏe định kỳ.
  • Số lượng suất ăn của cơ sở chế biến trong thực tế phải phù hợp với công năng thiết kế dây chuyền chế biến suất ăn sẵn của cơ sở.
  • Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có hợp đồng/hóa đơn về nguồn cung cấp theo quy định và còn hạn sử dụng; phụ gia thực phẩm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành (Thông tư 27/2012/TT-BYT: Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm).
  • Nước đá sử dụng trong ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT).
  • Có đầy đủ sổ sách ghi chép việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước, có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi suất ăn công nghiệp được chế biến xong.
  • Toàn bộ quy trình chế biến suất ăn công nghiệp phải được thực hiện theo nguyên tắc một chiều, tức là một chiều đi từ khâu nguyên liệu, sơ chế, chế biến, phân chia, bảo quản và vận chuyển. Phải có sự tách biệt giữa các phòng để tránh gây nhiễm khuẩn chéo.
  • Trong quá trình vận chuyển, phải bảo đảm an toàn cho các suất ăn:
  • Thiết bị chứa đựng suất ăn công nghiệp phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, côn trùng và phù hợp với kích thước thực phẩm được vận chuyển.
  • Dụng cụ, bao bì chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với suất ăn sẵn phải được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm và dễ làm sạch; phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển suất ăn sẵn.
  • Đủ thiết bị kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản đối với suất ăn công nghiệp suốt quá trình vận chuyển.
  • Phải có nội quy quy định về chế độ bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển suất ăn, duy trì và kiểm soát chế độ bảo quản theo yêu cầu trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển suất công nghiệp không được chứa cùng với hàng hoá độc hại hoặc gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
  • Thời gian bảo quản, vận chuyển suất ăn sẵn từ khi chế biến xong đến khi ăn không quá 4 giờ (nếu thực phẩm không thể bảo quản nóng, lạnh hay đông lạnh); thời gian từ khi vận chuyển suất ăn sẵn đến khi ăn trong trường hợp không có trang thiết bị bảo quản chuyên dụng (ủ nóng, tủ đông lạnh) không quá 2 giờ. Nếu quá thời gian trên phải có biện pháp gia nhiệt, thanh trùng bảo đảm an toàn thực phẩm trước khi sử dụng để ăn uống.

Quy định về điều kiện kinh doanh đối với cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BYT gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Thẩm quyền cấp: Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Lưu ý: Để thực hiện nhanh chóng thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Quý Khách nên thuê một đơn vị tư vấn để hỗ trợ thủ tục. Nếu Quý Khách muốn tự mình thực hiện sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp

Thủ tục thành lập công ty suất ăn công nghiệp tại Luật Hùng Phát

Khi đã đáp ứng tốt những điều kiện cần thiết thì bạn có thể bắt tay vào công tác mở công ty theo quy trình 5 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thành lập công ty

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam. Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế của mình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty tnhh một thành viên
  • Công ty tnhh hai thành viên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

Quý Khách vui lòng xem chi tiết về từng loại hình doanh nghiệp ở đây

Lựa chọn tên công ty

  • Doanh nghiệp lựa chọn tên công ty phù hợp với mong muốn và định hướng phát triển của mình
  • Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với những công ty đã tồn tại trước
  • Doanh nghiệp nên chọn nhiều tên, tránh trường hợp bị trùng hoặc nhầm lẫn không sử dụng được

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

  • Doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm
  • Với doanh nghiệp mới thành lập, chủ doanh nghiệp nên giới hạn số lượng ngành nghề đăng ký ở mức phù hợp để làm nổi bật ngành nghề kinh doanh chính và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Khi cần mở rộng kinh doanh, lúc ấy doanh nghiệp mới bổ sung ngành nghề kinh doanh. Thủ tục này rất đơn giản.

Với doanh nghiệp Cung cấp suất ăn công nghiệp, Quý Khách có thể lựa chọn mã ngành nghề như sau:

STTTÊN NGÀNHMÃ NGÀNH
1Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ4631
2Bán buôn thực phẩm

Chi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt; Bán buôn thủy sản; Bán buôn rau, quả; Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột và các loại thực phẩm khác

4632
3Bán buôn đồ uống

Chi tiết: Buôn bán bia, rượu, nước khoáng, nước giải khát các loại (trừ quầy bar, vũ trường)

4633
4Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu4669
5Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh4722
6Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh4741
7Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh4759
8Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ

Chi tiết: Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp, đường sữa bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ; Bán lẻ thịt gia súc, gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ; Bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ (trừ quầy bar, vũ trường; thuốc lá, thuốc lào sản xuất trong nước)

4781
9Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

(trừ quầy bar, vũ trường)

5610
10Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng5621
11Dịch vụ ăn uống khác

Chi tiết: Cung cấp suất ăn công nghiệp

5629 (Chính)
12Dịch vụ phục vụ đồ uống

(trừ quầy bar, vũ trường)

5630

Lựa chọn mức vốn điều lệ

  • Vốn điều lệ là số tiền doanh nghiệp cam kết bỏ ra kinh doanh và chịu trách nhiệm trên số vốn đó.
  • Vốn điều lệ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và năng lực tài chính của chủ doanh nghiệp
  • Với những ngành có điều kiện bắt buộc về vốn, mức vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định
  • Với những ngành pháp luật không quy định điều kiện về vốn, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức vốn tùy ý.
  • Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn trong phạm vi năng lực tài chính của mình. Để hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh, khi thành lập nên lựa chọn mức vốn nhỏ nhất có thể. Khi nào có nhu cầu tăng vốn thì làm thủ tục tăng vốn để loại trừ mọi rủi ro có thể gặp phải.
  • Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải góp đầy đủ số vốn đã đăng ký. Nếu không đủ phải làm thủ tục giảm vốn hoặc sẽ bị xử phạt.

Lựa chọn địa chỉ công ty phù hợp

  • Địa chỉ trụ sở chính công ty phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ doanh nghiệp
  • Nếu địa chỉ thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Nếu là trụ sở đi thuê, phải có hợp đồng thuê nhà và chứng nhận quyền sử dụng đất photo
  • Nếu địa chỉ không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ doanh nghiệp, Cơ Quan Thuế quản lý có quyền từ chối không cho phép sử dụng hóa đơn VAT.

Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp có thể có một hay nhiều người đại diện theo pháp luật
  • Người đại diện theo pháp luật không thuộc trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực:

  • Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

Với những thông tin chuẩn bị ở trên, doanh nghiệp tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo mẫu của Sở Kế Hoạch Đầu Tư

Số lượng hồ sơ: 01 Bản

Mẫu hồ sơ, Quý Khách vui lòng tải tại đây

Quý Khách lưu ý, với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có mẫu hồ sơ thành lập công ty khác nhau.

Bài viết chi tiết về hồ sơ thành lập công ty, Quý Khách vui lòng xem tại đây

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tất cả hồ sơ thành lập doanh nghiệp đều phải nộp trực tuyến tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn

Doanh nghiệp truy cập vào wesite trên, đăng ký một tài khoản để nộp hồ sơ Online.

Sau khi có tài khoản rồi, doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ theo hướng dẫn chi tiết trên web

Các bước nộp hồ sơ được hướng dẫn chi tiết bằng video rất dễ làm theo.

Sau 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp cầm biên nhận và hồ sơ gốc lên Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sở kế hoạch đầu tư.

Khi nhận được giấy phép doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ nội dung giấy phép xem có chính xác với thông tin đăng ký hay không. Nếu có sai sót, đề nghị chuyên viên đăng ký kinh doanh sửa lại ngay.

Cuối cùng, doanh nghiệp đóng tiền bố cáo doanh nghiệp là hoàn tất thủ tục tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh.

Thủ tục thành lập công ty suất ăn công nghiệp tại Luật Hùng Phát

Bước 4: Khắc dấu doanh nghiệp

Khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ với đơn vị khắc dấu hợp pháp trên địa bàn tỉnh để làm thủ tục khắc dấu.

Để khắc dấu, doanh nghiệp cần mang theo giấy phép kinh doanh photo công chứng và chứng minh photo công chứng của người đại diện theo pháp luật.

Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều con dấu.

Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu dấu khác so với mẫu tròn thường thấy.

Doanh nghiệp tự quản lý mẫu con dấu của doanh nghiệp. Từ năm 2021, doanh nghiệp không cần công bố mẫu con dấu.

Bước 5: Các thủ tục ” bắt buộc ” phải làm sau khi thành lập công ty

Treo bảng hiệu Công ty

Mua chữ ký số để kê khai thuế điện tử

Mở tài khoản ngân hàng công ty

Thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử

Nộp thuế môn bài hàng năm:

  • 2.000.000đ/năm (Công ty vốn dưới 10 tỷ)
  • 3.000.000đ/năm (công ty vốn từ 10 tỷ trở lên)
  • Công ty thành lập sau tháng 6 chỉ phải đóng 1/2 mức quy định.

Thiết lập hồ sơ Pháp lý khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế chủ quản

Mua hóa đơn điện tử, mua hóa đơn VAT hoặc đặt in hóa đơn

Thông báo phát hành hóa đơn VAT

ĐỪNG QUÊN!!! bất kỳ thủ tục nào trong các thủ tục nói trên sau khi thành lập công ty.

Các bạn có thể sẽ phải trả thêm khá nhiều các khoản phạt và thuê tư vấn để khắc phục các sai sót này.”

Lời kết

Trên đây là nội dung cơ bản về thủ tục thành lập công ty suất ăn công nghiệp. Quý Khách cần hỗ trợ điều gì vui lòng liên hệ với Luật Hùng Phát để được tư vấn cụ thể nhất.

5/5 - (873 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CHAT ZALO NHẬN BẢNG GIÁ

Hotline: 0869.666.247
Chat Zalo
Gọi ngay