01/01/2023 - 19:54

Điều kiện thành lập công ty thực phẩm chức năng mới nhất

Hiện nay, kinh doanh thực phẩm chức năng đang rất phát triển. Tuy nhiên đây là một trong những ngành nghề chịu sự quản lý gắt gao từ các sơ quan có thẩm quyền vì những sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, tìm hiểu quy định Pháp Luật về các điều kiện thành lập công ty thực phẩm chức năng để tránh những rủi ro về pháp lý và thành lập công ty buôn bán thực phẩm chức năng hoạt động hiệu quả. Hãy cùng Luật Hùng Phát tìm hiểu chi tiết về thủ tục mở công ty kinh doanh thực phẩm chức năng thông qua qua bài viết sau đây.

Điều kiện thành lập công ty thực phẩm chức năng

Khi thành lập công ty bán thực phẩm chức năng hay sản xuất, phân phối hay bán thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp cần có đầy đủ các loại giấy phép/chứng chỉ sau đây, mới được phép hoạt động kinh doanh:

  • Giấy xác nhận nhãn hiệu của thực phẩm chức năng đã được bảo hộ và nhãn hiệu không trùng lặp với những sản phẩm có nhãn hiệu độc quyền đã đăng ký với cơ quan pháp luật.
  • Giấy phép chứng nhận sản phẩm chức năng đã được công bố chất lượng trên thị trường, tại Bộ Y tế, các đơn vị phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp của bạn.
  • Giấy chứng nhận kho chứa thực phẩm chức năng của doanh nghiệp, công ty đạt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần làm thủ tục để tiến hành công bố chất lượng thực phẩm chức năng mà công ty sẽ bán trên thị trường.

Điều kiện thành lập công ty thực phẩm chức năng

Hồ sơ thực hiện bao gồm:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế (nếu bán thực phẩm chức năng được nhập khẩu từ nước ngoài).
  • Thông tin chi tiết sản phẩm về sản phẩm chức năng công ty bán ra thị trường.
  • Biên bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm chức năng.
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm chức năng trong ít nhất 12 tháng phải đảm bảo đủ chỉ tiêu theo quy định.
  • Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường và Kế hoạch giám sát định kỳ và kiểm soát chất lượng (nếu bán sản phẩm chức năng do trong nước sản xuất).
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định.
  • Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
  • Mẫu nhãn sản phẩm, Mẫu sản phẩm chức năng được bán.

Ngành nghề kinh doanh để thành lập công ty bán thực phẩm chức năng

Doanh nghiệp cần xác định trước mình có kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ở ngành nghề gì để có thể đăng ký mã ngành với cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Hiện nay, về lĩnh vực thực phẩm chức năng bạn có thể tham khảo 2 ngành sau:  Sản xuất thực phầm chức năng (thuộc loại thực phẩm sản xuất chưa được phân loại cụ thể, chưa được chia nhóm) và Kinh doanh, buôn bán thực phẩm chức năng ( thuộc ngành buôn bán thực phẩm).

Để có thể thành lập công ty bán thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh cụ thể, một số mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng liên quan như sau:

Ngành nghềMã ngành
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh4772
Bán buôn thực phẩm. Chi tiết:

Bán buôn thực phẩm

4632
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng

1079

Doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề nếu đó là ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện, như điều kiện về vốn hay điều kiện về chứng chỉ, giấy phép. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay khi có giấy phép.

Thủ tục thành lập công ty thực phẩm chức năng

Để mở công ty buốn bán thực phẩm chức năng thì trước khi thực hiện các trình tự cá nhân/tổ chức có nhu cầu cần chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, cụ thể bao gồm các thủ tục theo nội dung tiểu mục dưới đây.

Các thông tin cần chuẩn bị

Người đại diện pháp luật phù hợp cho doanh nghiệp

  • Người đại diện pháp luật có vài trò rất quan trọng trong công ty, do đó, doanh nghiệp phải chọn một người có kinh nghiệm, đủ năng lực. Một người có thể chịu trách nhiệm và đưa ra các quyết định đối với công việc, hoạt động của công ty. Doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch hay người quản lý làm người đại diện theo pháp luật cho công ty.
  • Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, người đại diện có thể thay đổi sau khi công ty đi vào hoạt động nên nếu không hài lòng, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện.

Vốn và kê khai vốn điều lệ phù hợp

  • Khi thành lập công ty bán thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần lưu ý là phải chuẩn bị đủ vốn tối thiểu. Vốn tối thiểu này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính hay vốn góp của từng doanh nghiệp, hơn nữa, một số trường hợp còn phụ thuộc vào quy định về vốn của từng ngành nghề.

Bên cạnh vốn tối thiểu, doanh nghiệp sẽ cần kê khai vốn điều lệ phù hợp theo khả năng hoặc quy định mỗi ngành nghề sẽ kinh doanh:

  • Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không có yêu cầu về vốn thì có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy ý, tức là tùy vào khả năng tài chính hay mong muốn doanh nghiệp. Bởi vì pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa trong trường hợp này. Tuy nhiên, doanh nghiệp đừng kê khai vốn điều lệ quá thấp, vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín công ty trong mắt khách hàng và đối tác.
  • Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, mà cụ thể là vốn pháp định thì sẽ cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn với mức vốn pháp định được quy định.

Chuẩn bị tên công ty không bị trùng lặp

  • Tên doanh nghiệp phải đảm bảo đúng quy định, đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng. Tên riêng có thể sử dụng tên nước ngoài hoặc tên viết tắt, tuy nhiên, không được sử dụng tên cơ quan chức năng hay quản lý của nhà nước để làm tên công ty. Trong tên công ty cấm sử dụng các ký hiệu hay từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Tên công ty phải được tra cứu kỹ, để đảm bảo nó là duy nhất, không giống hay trùng lặp với bất cứ doanh nghiệp nào đã đăng ký kinh doanh trước đó và đặc biệt là tên không được gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp khác.

Loại hình doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh

  • Khi thành lập mới một công ty thì doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty cho doanh nghiệp mình. Tùy thuộc vào mong muốn, điều kiện về vốn, tài chính, thành viên công ty… mà doanh nghiệp cần chọn loại hình phù hợp với công ty của mình. Hiện nay, có để kinh doanh bán thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp có thể đăng ký loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty hợp danh, công ty tư nhân  để thuận tiện cho việc kinh doanh bán thực phẩm chức năng của doanh nghiệp.

Địa chỉ để đặt công ty bán thực phẩm chức năng

  • Doanh nghiệp muốn thành lập công ty bán thực phẩm chức năng, tức là phải có địa chỉ công ty bán thực phẩm chức năng. Doanh nghiệp cần chọn một địa điểm rõ ràng, cụ thể, để đăng ký. Cấm đặt địa chỉ công ty ở nhà chung cư và khu tập thể phục vụ mục đích sinh sống. Không được sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập làm trụ sở chính cho công ty để giúp tiết kiệm chi phí.

Thủ tục thành lập công ty thực phẩm chức năng

Hồ sơ thành lập cng ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Để đăng ký mở công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nộp lên Sở Kế hoạch và đầu tư, trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty.

Hồ sơ gồm những thủ tục sau:

  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
  • Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông hay thành viên công ty
  • Giấy ủy quyền (nếu có)

Doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở KH & ĐT TPHCM thì cần chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép.

Nếu không thể tự mình thực hiện việc soạn thảo hồ sơ và đăng ký thì doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Luật Hùng Phát thực hiện trình tự thành lập doanh nghiệp trọn gói. Đây là hoạt động mà chúng tôi đã hỗ trợ và thực hiện thành công cho rất nhiều đơn vị:

Thủ tục sau khi mở công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Sau khi thành lập công ty bán thực phẩm chức năng thành công, thì doanh nghiệp cần tiến hành hoàn tất những thủ tục liên quan để tránh bị xử phạt hành chính do vi phạm Luật doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần:

Treo bảng hiệu cho công ty bán thực phẩm chức năng

Doanh nghiệp cần đặt làm bảng hiệu công ty có chứa đầy đủ những thông tin cần thiết. Như vậy sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi cho việc quản lý. Việc treo bảng hiệu công ty là bắt buộc, nên doanh nghiệp phải sớm tiến hành.

Thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp đúng thời hạn

Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn vào công ty bán thực phẩm chức năng trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Theo điều 35 của Luật doanh nghiệp thì tài sản góp vốn có thể là:

  • Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Tiến hành mua chữ ký số cho công ty

Để có thể đóng thuế trực tuyến thì doanh nghiệp cần đăng ký mua chữ ký số theo quỵ định sau khi thành lập công ty bán thực phẩm chức năng. Sau đó, kế toán của doanh nghiệp sử dụng chữ ký số này để đóng thuế online cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế trực tuyến cho tài khoản ngân hàng của công ty để có thể đóng thuế online thuận lợi.

Khắc con dấu và công khai mẫu dấu

Số lượng cũng như hình thức con dấu có thể do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, con dấu phải đảm bảo thể hiện được tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp. Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố mẫu dấu công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Thuê kế toán riêng hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

Doanh nghiệp có thể thuê một kế toán thuế để thực hiện các vấn đề liên quan đến kê khai, nộp tờ kê khai thuế đúng thời hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế của Nam Việt Luật. Việc kê khai và nộp tờ kê khai thuế rất quan trọng, bởi nếu không thực hiện đúng quy định về thời gian thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt thuế rất nặng, do đó doanh nghiệp cần lưu ý về vấn đề này.

Thủ tục sau khi mở công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Đăng ký tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty

Mở tài khoản ngân hàng là thủ tục doanh nghiệp cần hoàn thành sau khi đi vào kinh doanh, bởi doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn cũng như sử dụng tiền thông qua tài khoản này.

Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty cần mang theo giấy chứng minh nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản cho công ty. Sau khi có tài khoản, doanh nghiệp hãy làm thủ tục báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:  Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp không làm thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định thì tùy theo mức độ vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 1  cho đến 2 triệu VNĐ.

Kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty

Sau khi thành lập, trong vòng 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành làm và nộp tờ kê khai thuế môn bài. Hơn nữa, công ty cần đóng các loại thuế như:

  • Thuế môn bài. Mức thuế môn bài phải đóng sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai. Cụ thể là trên 10 tỷ VNĐ thì đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm, dưới 10 tỷ VNĐ thì đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.
  • Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

Công ty bán thực phẩm chức năng nên ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. Trường hợp không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.

Lời kết

Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ về điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp đang có ý định thành lập công ty bán thực phẩm chức năng . Nếu còn đang băn khoăn hay gặp vướng mắc gì liên quan đến thủ tục thành lập công ty thực phẩm chức năng nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất hay buôn bán các sản phẩm trong lĩnh vực này, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Phát để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé!

5/5 - (974 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CHAT ZALO NHẬN BẢNG GIÁ

Hotline: 0869.666.247
Chat Zalo
Gọi ngay