01/01/2023 - 04:57

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp

Hiện nay, thủ tục giải thể doanh nghiệp ở nước ta được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là đã có nhiều cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong các quy định về giải thể doanh nghiệp cũng như trong thực tiễn cần tiếp tục cải cách và hoàn thiện, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, trong đó có thủ tục hành chính về giải thể doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Hùng Phát sẽ giới thiệu và làm rõ các trường hợp giải thể doanh nghiệp và điều kiện giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Khái niệm về giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ.

Như vậy, giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của mình. Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.

Khái niệm về giải thể doanh nghiệp

Một số vấn đề lý luận về pháp luật giải thể doanh nghiệp

Luật giải thể doanh nghiệp được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp luật phát sinh trong quá trình giải quyết việc giải thể doanh nghiệp.

Hiện nay, các quy định về giải thể doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, với các nội dung chủ yếu sau: Quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp (Điều 201); quy định về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (Điều 202); quy định về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án (Điều 203); quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp (Cánh diều 204), quy định về các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể (Điều 205). Tóm lại, luật giải thể doanh nghiệp hiện hành tập trung chủ yếu vào các nội dung: quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp; quy định về cơ quan có thẩm quyền trong việc giải thể doanh nghiệp; quy định về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp và quy định về bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan trong quá trình giải thể doanh nghiệp.

Một số vấn đề lý luận về pháp luật giải thể doanh nghiệp

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Theo Điều 201 Luật Doanh Nghiệp 2014

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát
Thành lập dn
Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu
Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Như vậy, để làm thủ tục giải thể doanh nghiệp phải thuộc 3 trường hợp sau:

  • Hết thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ và không gia hạn
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp
  • Không có đủ thành viên tối thiểu theo quy định
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Để tiến hành giải thể doanh nghiệp bước đầu tiên là doanh nghiệp phải thông qua quyết định giải thể và nộp thông báo giải thể đến Chi cục thuế và hoàn tất thủ tục về thuế (xử lý nợ và các vấn đề về tờ khai, hóa đơn, chứng từ…)

Bước 2: Nộp hồ sơ giải thể tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư theo biểu mẫu quy định

Bước 3: Trả con dấu tại Sở KHĐT (đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015), tại Công an Tỉnh/TP (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015)

Bước 4: Nhận kết quả hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động doanh nghiệp

Xem thêm đầy đủ hơn: Thủ tục giải thể công ty

Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo yêu cầu của bạn. Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp với Luật Hùng Phát để được giải đáp thắc mắc.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Phát. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí qua Hotline: 0869.666.247
Trân trọng./.

5/5 - (558 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CHAT ZALO NHẬN BẢNG GIÁ

Hotline: 0869.666.247
Chat Zalo
Gọi ngay