Doanh nghiệp tư nhân có được mở tài khoản ngân hàng không? Nếu bạn đọc có thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết này; Vì công ty Luật Hùng Phát sẽ chia sẻ với bạn đọc những quy định đầy đủ và chi tiết về quy trình mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tư nhân, các bước mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tư nhân. Giúp bạn có thêm những thông tin pháp lý quan trọng trong việc mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tư nhân và hướng dẫn doanh nghiệp tư nhân mở tài khoản ngân hàng chi tiết cho khách hàng.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có được mở tài khoản ngân hàng không?
Theo khoản 6 Điều 11 của Thông tư số 32/2016/TT – NHNN quy định về các đối tượng được mở tài khoản thanh toán như sau :
“Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán
Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
Tổ chức là pháp nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ kế toán thuế giá rẻ
Đăng ký kinh doanh qua mạng
Một tổ chức được xem là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 74 BLDS 2015:
“Điều 74. Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.“
Theo điều 183 Luật doanh nghiệp quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau :
“Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.“
Đối chiếu với quy định về pháp nhân tại Điều 174 thì doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn tất cả điều kiện của một pháp nhân.
Đó là “có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình” và “nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế nhưng doanh nghiệp không có tài sản độc lập với tài sản của cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân cũng không chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Tài sản của doanh nghiệp là tài sản của chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Tư cách của doanh nghiệp tư nhân gắn liền và lệ thuộc tư cách của chủ doanh nghiệp. Khó có thể tách rời tư cách của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bắt buộc phải là chủ doanh nghiệp tư nhân. Theo khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 thì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định.
Như phân tích trên, rõ ràng doanh nghiệp tư nhân không tự nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, không có tài sản độc lập với cá nhân, không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình mà lệ thuộc vào tư cách chủ doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, và không thuộc đối tượng được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng dưới tên doanh nghiệp tư nhân đó theo quy định của TT 32/2016/TT-NHNN. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân sẽ sử dụng tài khoản ngân hàng của chủ doanh nghiệp. Quy định này là hợp lý xuất phát từ bản chất của doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, lệ thuộc vào tư cách của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Các bước mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân
Bước 1: Chọn ngân hàng để mở tài khoản
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản như mục 3
Bước 3: Ngân hàng kiểm tra, đối chiếu chứng từ
Bước 4: Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán. . Tài khoản thanh toán với khách hàng như sau: Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải gặp trực tiếp người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu. tài khoản khi ký hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán nhưng phải có biện pháp xác minh tính chính xác của con dấu (nếu có) và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản trên hợp đồng. mở, sử dụng tài khoản thanh toán và đảm bảo trùng khớp với mẫu con dấu (nếu có), mẫu chữ ký trong đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán;
Các câu hỏi thường gặp khi một công ty sở hữu duy nhất mở tài khoản
Chủ sở hữu duy nhất có thể mở tài khoản không?
Có, một công ty tư nhân duy nhất có quyền mở tài khoản ngân hàng.
Một công ty tư nhân duy nhất có thể có bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
Mỗi tổ chức chỉ được lập một tài khoản tại một ngân hàng, nhưng có thể mở ở nhiều ngân hàng khác nhau.
Bước quan trọng nhất trong quá trình sở hữu tài khoản là gì?
Trong quá trình mở tài khoản của một công ty sở hữu duy nhất, tất cả các bước đều đóng một vai trò quan trọng.
Hồ sơ doanh nghiệp tư nhân để mở tài khoản là gì?
Hồ sơ doanh nghiệp tư nhân mở tài khoản được quy định tại Mục 3.
Luật Hùng Phát có dịch vụ tư vấn mở tài khoản doanh nghiệp tư nhân không?
Luật Hùng Phát sẽ tư vấn cho bạn cách thức, trình tự và tất cả các vấn đề liên quan đến việc mở tài khoản cho khách hàng của doanh nghiệp tư nhân, Luật Hùng Phát cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình mở doanh nghiệp tư nhân.
Lời kết
Dưới đây là tất cả thông tin “Doanh nghiệp tư nhân có được mở tài khoản ngân hàng không?” bạn cần tham khảo. Mọi thắc mắc về vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhất!
Xem thêm: Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân
Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Phát. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí qua Hotline: 0869.666.247
Trân trọng./.