01/01/2023 - 00:31

Luật Trọng tài Thương mại Quốc tế chi tiết nhất

Giao lưu và trao đổi buôn bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài ngày càng phát triển và mở rộng. Thương nhân Việt Nam thường cho rằng luật áp dụng cho hợp đồng là một luật áp dụng chung cho toàn bộ những nội dung pháp lý liên quan đến hợp đồng đó. Nhưng không phải vậy, trên thực tiễn phức tạp hơn rất nhiều, trong một hợp đồng thương mại quốc tế có thể áp dụng nhiều luật khác nhau để điều chỉnh cho từng nội dung của hợp đồng. Vậy khi giải quyết tranh chấp, khi thỏa thuận trọng tài và khi tố tụng trọng tài luật nào sẽ được áp dụng? Hãy cùng Luật Hùng Phát tìm hiểu Luật Trọng tài Thương mại Quốc tế trong bài viết bên dưới!

Trọng tài thương mại quốc tế là gì?

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ tư pháp quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên đồng ý gửi tranh chấp đến một cơ quan trọng tài nhất định.

Trọng tài thương mại quốc tế là gì?

Thỏa thuận trọng tài là gì?

Trọng tài viên không có thẩm quyền tự động, mà chỉ có thể giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đồng ý chỉ định họ. Khi các bên tham gia thỏa thuận trọng tài, họ đã trao quyền tài phán về tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền đối với tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài viên được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.

Luật Mẫu của UNCITRAL về Trọng tài Thương mại Quốc tế năm 1985 xác định thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. “Thỏa thuận Trọng tài” có nghĩa là một thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài tất cả hoặc một số tranh chấp phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên liên quan đến một mối quan hệ pháp lý có thể xác định được. , cho dù hợp đồng hay không. là quan hệ hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể ở dạng điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới dạng thỏa thuận riêng.

Từ các quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng trọng tài. Thỏa thuận này có thể được thực hiện trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp và có thể ở dạng một điều khoản trong hợp đồng riêng hoặc thỏa thuận trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài là gì?

Hoặc Công ước Châu Âu về Trọng tài Thương mại Quốc tế năm 1961 đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài được ký kết giữa các bên hoặc được thông báo bằng thư, điện tín hoặc thông tin liên lạc điện tử, và trong quan hệ giữa các Quốc gia mà luật pháp không yêu cầu thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản, bất kỳ thỏa thuận nào Mọi việc phân xử trọng tài đều phải được ký kết dưới hình thức do luật pháp của các quốc gia này quy định. ”

Xét theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010, khoản 2 Điều 3 quy định: “Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”.

Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản và chung chung, từ đó có thể hiểu một cách đơn giản: thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận giữa các bên về phương thức giải quyết tranh chấp, trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát
Tư vấn thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ kế toán là gì?
Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

Lựa chọn Luật áp dụng trong Trọng tài Thương mại Quốc tế

Luật áp dụng giải quyết tranh chấp

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2015 quy định: “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.”

Trong mọi trường hợp, để giải quyết một vụ tranh chấp Hội đồng Trọng tài phải xem xét các điều khoản của hợp đồng. Về nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trước hết sẽ áp dụng luật do các bên tự chọn, nếu các bên không chọn luật áp dụng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định áp dụng luật mà họ cho là phù hợp nhất. Luật phù hợp nhất được hiểu như thế nào? Luật phù hợp nhất có thể là Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế. Để tìm ra được và áp dụng pháp luật phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là sự khách quan trong việc áp dụng pháp luật, sự thuận lợi của việc áp dụng pháp luật, sự đảm bảo công bằng giữa các bên tham gia quan hệ dân sự, sự đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên, cũng như đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia quan hệ với lợi ích quốc gia. Hội đồng trọng tài phải đảm bảo tính khách quan và tính hiệu quả trong việc đưa ra các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng.

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, Tòa án hoặc Trọng tài có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định luật áp dụng cho vụ tranh chấp. Có 4 phương pháp chính là:

Dựa trên nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế:

Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật quốc gia và trong các Điều ước quốc tế để tìm ra luật hoặc hệ thống pháp luật phù hợp nhất trong số các luật có liên quan để giải quyết vụ tranh chấp. Các giải pháp giải quyết xung đột pháp luật được quốc gia áp dụng không nên quá khác biệt với các giải pháp được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế của các nước. Việc bảo vệ quyền của các bên phải gắn với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác.

Áp dụng luật nơi có mối quan hệ pháp lý gắn bó nhất với vụ tranh chấp:

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các quy phạm xung đột nhằm xác định pháp luật có yếu tố nước ngoài chính là sự đảm bảo hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với vụ tranh chấp. Theo đó, pháp luật của nước mà hợp đồng có mối liên hệ gắn bó nhất sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận chọn luật áp dụng. Đây là quy tắc chọn luật thực sự hợp lý nhất trên thực tiễn. Tại Việt Nam, Điều 683 BLDS đã đưa ra các quy tắc xác định pháp luật dựa trên nguyên tắc nền tảng là nguyên tắc Luật có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng.

Áp dụng tập quán thương mại:

Khoản 3 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 quy định: “Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Trước hết, cần phải hiểu tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong quan hệ giữa các quốc gia. Tập quán quốc tế được hình thành từ nghị quyết của các tổ chức quốc tế, phán quyết của tòa án quốc tế, điều ước quốc tế. Về nguyên tắc, bản thân tập quán thương mại quốc tế không có hiệu lực pháp lý như một quy phạm pháp luật, nó chỉ có hiệu lực trong những trường hợp cụ thể do luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt hoặc trong hoàn cảnh cụ thể của vụ việc mà tòa án hoặc trọng tài có thể công nhận tập quán thương mại quốc tế như một nguồn luật điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng kể cả khi các bên không thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế trong hợp đồng

Áp dụng “Lex mercatoria” hay “nguyên tắc chung của luật”:

Lex mercatoria  được hiểu là các quy tắc và nguyên tắc đặt ra bởi các thương gia để điều chỉnh các giao dịch của họ.. Nó được hình thành từ thực tiễn thương mại, đáp ứng các nhu cầu của thương gia bởi khi xảy ra tranh chấp, họ cần giải quyết  nhanh chóng và hiệu quả, đôi khi chỉ vài giờ, với chi phí ít nhất và hiệu quả nhất. Thương nhân cho rằng các tòa án công không cung cấp điều này, tòa án sẽ làm trì hoãn việc kinh doanh của họ, Lex mercatoria giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc áp dụng Lex mercatoria đòi hỏi Tòa án hay Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp phải có kiến thức thực tế, hiểu biết sâu rộng vì Lex mercatoria có nhiều vấn đề không rõ ràng, bản chất mang tính tập quán và tự phát theo thời gian.

Lựa chọn Luật áp dụng trong Trọng tài Thương mại Quốc tế

Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài

Khoản 1 Điều 5 Luật TTTM 2010 quy định:“Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Trước hết, cần phải hiểu thỏa thuận trọng tài là gì? Theo khoản 2 Điều 3 Luật TTTM 2010  thì Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.” Thỏa thuận trọng tài được hình thành dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, điều này được đưa ra xuất phát từ bản chất của sự thỏa thuận.

Luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề liên quan tới thoả thuận trọng tài như sự giải thích, tính hợp pháp, hiệu lực, phạm vi, và huỷ bỏ thoả thuận trọng tài. Xác định hiệu lực của thỏa thuận là vấn đề đầu tiên và quyết định việc xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Điều kiện về chủ thể: Người xác lập thỏa thuận trọng tài phải có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Người xác lập thỏa thuận trọng tài khi phải là người đại diện theo pháp luật hoặc phải là người được ủy quyền hợp pháp. Người xác lập thỏa thuận trọng tài phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, là người thành niên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Điều kiện về nội dung: Thỏa thuận trọng tài không vi phạm điều cấm của pháp luật, tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài phải thuộc thẩm quyền của trọng tài. Trong quá trình xác lập thỏa thuận, giữa các bên phải có sự thống nhất ý chí, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  • Điều kiện về hình thức: Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản, thỏa thuận trọng tài bằng lời nói hay bằng hành vi không có giá trị pháp luật. Việc quy định hình thức văn bản đối với thỏa thuận trọng tài là nhằm đảm bảo khả năng chứng minh một cách dễ dàng hơn về sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài cũng như các nội dung chứa đựng trong đó.

Cần lưu ý, thứ nhất về tính độc lập của thoả thuận trọng tài, theo Điều 19 Luật TTTM quy định: “Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.”  Thứ hai, phán quyết trọng tài cuối cùng sẽ có hiệu lực và được bảo đảm thi hành. Để tránh những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình trọng tài, các bên nên dành thời gian để thoả thuận kỹ lưỡng về điều khoản trọng tài cũng như luật áp dụng đối với nó.

Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài (lex-arbitri)

Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài là luật dùng để điều chỉnh hoạt động của trọng tài trong quá trình xét xử tranh chấp giữa các bên trong giao dịch thương mại quốc tế. Luật này quy định trình tự, thủ tục của tố tụng trọng tài như: thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài; Rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ; Thương lượng trong tố tụng trọng tài; Quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; Trình tự thay đổi trọng tài viên; Quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; Nguyên tắc ra và công bố quyết định trọng tài; Vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài;…

Trong hoạt động thương mại quốc tế, luật áp dụng cho tố tụng trọng tài thương mại quốc tế được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp hoặc dựa vào luật của nước nơi trọng tài tiến hành xét xử.

Xem thêm: Ưu và nhược điểm của trọng tài thương mại

Lời kết

Như vậy, thỏa thuận trọng tài được coi là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng phương thức trọng tài. Với nội dung chủ yếu là sự thỏa thuận của các bên về pháp luật tố tụng và đặt nền tảng cho việc hình thành và thực hiện toàn bộ quy trình tố tụng trọng tài nên hiệu quả của hoạt động tố tụng trọng tài phụ thuộc rất lớn vào nội dung của thỏa thuận trọng tài.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Phát. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí qua Hotline: 0869.666.247
Trân trọng./.

5/5 - (335 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CHAT ZALO NHẬN BẢNG GIÁ

Hotline: 0869.666.247
Chat Zalo
Gọi ngay