31/12/2022 - 23:31

Thủ tục thay đổi Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc, Phó giám đốc

Đối với công ty cố phần trong một số trường hợp, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, Tổng giám đốc, Giám đốc có thể bị miễn nhiệm, cách chức. Để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, Hội đồng quản trị cần phải bổ nhiệm lại Tổng giám đốc, giám đốc và bầu lại Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vậy thủ tục thay đổi Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc, Phó giám đốc theo quy định pháp luật như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Phát tìm hiểu trong bài viết sau

Bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Tổng Giám đốc, Giám đốc công ty cố phần.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, Giám đốc tại Điều 152 và Điều 157 như sau:

“Điều 152. Chủ tịch Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.
Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Thư ký công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp;
b) Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
c) Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty;
d) Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông;
đ) Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị.”

“Điều 157. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

Bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Tổng Giám đốc, Giám đốc công ty cố phần.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.”

Theo các quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là thành viên Hội đồng quản trị và là người đứng đầu, đại diện cho Hội đồng quản trị –cơ quan cao nhất trong công ty. Giám đốc, Tổng giám đốc được bổ nhiệm từ một trong số thành viên của Hội đồng quản trị hoặc được thuê và là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Nếu điều lệ công ty không có quy định khác và nếu không thuộc trường hợp là công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm luôn chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Như vậy, công ty cổ phần phải tiến hành cuộc họp Hội đồng quản trị để bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh Tổng Giám đốc, Giám đốc và bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ làm kế toán trọn gói
Làm giấy phép kinh doanh

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Khoản 2 Điều 134 LDN 2014 quy định: “Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Theo quy định trên, có thể Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc cả Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Trường hợp bầu lại Chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm lại Tổng Giám đốc, Giám đốc công ty cố phần thì công ty sẽ phải tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Thủ tục này được quy định tại Điều 43 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 43. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bao gồm các giấy tờ sau:
a) Thông báo thay đổi người đại diện theopháp luật;
b) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;

Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổingười đại diện theo pháp luật trong trườnghợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;

Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp.

Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Nội dung Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật gồm:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặcHộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị địnhnày, chức danh, địa chỉ thường trú của người đang là đại diện theo pháp luật của công ty và của người bổ sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Họ, tên và chữ ký của một trong những cá nhân sau:

Chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân.

Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữulà tổ chức.

Chủ tịch Hội đồng thành viên đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thi người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng thành viên mới được Hội đồng thành viên bầu.

Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới được Hội đồng quản trị bầu.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thànhviên, Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty bỏ trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được bản thân hoặc từ chối ký tên vào thông báo của công ty thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.
Khi nhận Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấ pGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.”

Hồ sơ này được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở và được giải quyết trong thời hạn 03 làm việc ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Việc bầu lại, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm lại Tổng Giám đốc, hay tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cố phần có ý nghĩa rất quan trọng. Những chức danh trên không chỉ nắm quyền điều hành quản trị công ty, quản lý công việc kinh doanh hằng ngày mà trong trường hợp họ là người đại diện theo pháp luật của công ty thì họ còn phải thực hiện các rất nhiều các quyền và nghĩa vụ khác. Để hạn chế việc ảnh hưởng kinh doanh của công ty, công ty cần phải nắm rõ quy định của pháp luật để khi tiến hành bầu lại Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm lại Tổng Giám đốc, hay khi tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.

Bài viết nên xem: Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty

Lời kết

Mọi thắc mắc về thủ tục thay đổi Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc, Phó giám đốc xin liên hệ hotline Luật Hùng Phát để được tư vấn miễn phí.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Phát. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí qua Hotline: 0869.666.247
Trân trọng./.

5/5 - (996 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CHAT ZALO NHẬN BẢNG GIÁ

Hotline: 0869.666.247
Chat Zalo
Gọi ngay