Việc không đủ điều kiện vốn đăng ký ban đầu mà không thông báo điều chỉnh với cơ quan đăng ký kinh doanh là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm pháp luật. Vậy mức xử phạt khi không góp đủ vốn điều lệ đối với hành vi này cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Phát sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
Thời hạn góp vốn vào một số loại hình công ty
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi
Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định chủ sở hữu phải góp đúng số vốn đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thành viên công ty phải góp đúng số vốn đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần
Khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông sáng lập phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc việc mua bán cổ phần. hợp đồng. với thời lượng ngắn hơn.
Thời hạn điều chỉnh, giảm vốn điều lệ với cơ quan quản lý nhà nước
Hết thời hạn tiếp theo, kể từ thời hạn góp vốn mà doanh nghiệp vẫn không góp đủ số vốn như đã đăng ký lần đầu thì doanh nghiệp phải thực hiện việc điều chỉnh với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đầu nằm. văn phòng được đặt. được định vị để phù hợp với thực tế:
- 30 ngày đối với công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần;
- 60 ngày đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Xử phạt vi phạm hành chính do không góp đủ vốn
Khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016 / NĐ-CP quy định hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 10.000.000 vnđ. 20.000.000 đ.
Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp, cổ phần của thành viên, cổ đông bằng phần vốn góp.
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 31 và Khoản 4 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014, việc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ được thực hiện như sau:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thay đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
- Phòng đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Xử phạt khi không góp đủ vốn điều lệ
Kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa ngày càng có nhiều công ty mới được thành lập. Tuy nhiên, có nhiều công ty vì muốn nâng cao giá trị của công ty mình mà xảy ra chuyện khi đăng ký góp vốn điều lệ với số vốn cao so với nguồn tài chính hện đang có song đến khi hết thời hạn góp vốn vẫn chưa góp đủ số vốn đã cam kết. Để hạn chế những trường hợp như vậy, pháp luật đã có những biện pháp nhằm khắc phục và giảm bớt tình trạng trên bằng Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Việc thực hiện góp vốn đối với từng loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
Thứ nhất, đối với công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên được quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014:
“Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.”
Thứ hai, đối với công ty TNHH một thành viên đuọc quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
“Điều 74. Thực hiện góp vốn thành lập công ty
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.”
Thứ ba, đối với công ty cổ phần được quy định tại Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ
Tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh
“Điều 112. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.”
Từ các quy định trên, có thể thấy cả công ty cổ phần và công ty TNHH đều có thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, trong trường hợp quá 90 ngày không góp đủ số vốn đã đăng ký mà không tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ thì áp dụng Ngị định 50/2016/NĐ-CP để xử lý cụ thể như sau:
Áp dụng Khoản 3 và 5 Điều 28 của Nghị định này để xử lý các quy định về thành lập doanh nghiệp:
“Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp không tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đúng với số vốn góp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng Khoản 2 Điều 25 nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.”
Trên đây, là toàn bộ biện pháp xử lý về hành chính đối với trường hợp không góp đủ số vốn đã đăng ký.
Xem thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty
Lời kết
Trên đây là toàn bộ nội dung pháp lý về mức xử phạt khi không góp đủ vốn điều lệ của công ty mà Luật Hùng Phát cung cấp tới bạn đọc. Mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có những thông tin hữu ích về công ty. vấn đề bạn đang phải đối mặt
Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Phát. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí qua Hotline: 0869.666.247
Trân trọng./.