Bạn muốn đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh nhưng gặp khó khăn về hồ sơ, thủ tục thành lập. Thì đừng bỏ qua phần hướng dẫn chi tiết và những lưu ý quan trọng dưới đây của công ty Luật Hùng Phát.
Luật Hùng Phát chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
🔰 Thành lập công ty | ✅ TNHH và Cổ Phần |
🔰 Dịch vụ kế toán | ✅ Uy Tín TPHCM |
🔰 Thay đổi GPKD | ✅ Nhanh Chóng và Tiết Kiệm |
🔰 Giấy phép | ✅ Công Ty Nước Ngoài |
Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 Luật Hùng Phát xin giải thích như sau:
Bạn chỉ có 1 địa điểm để đặt trụ sở chinh, bạn muốn có nhiều địa điểm kinh doanh khác nữa để bán hàng, đặt nhà xưởng hoặc làm kho chứa hàng. Trong trường hợp này, bạn không cần phải mở 1 chi nhánh để thực hiện tất cả chức năng của công ty và chịu thuế môn bài 1tr/năm, bạn cũng không nên mở văn phòng đại diện với chức năng: giao dịch và tiếp thị vì không đúng chức năng mà bạn muốn. Bạn cần thực hiện 1 hoặc 1 số chức năng cụ thể mà thôi, thì việc thành lập địa điểm kinh doanh là đúng đắn nhất.
Ưu nhược điểm của việc lập địa điểm kinh doanh công ty
Ưu điểm về địa điểm kinh doanh
- Thành lập địa điểm kinh doanh có nhiều lợi thế hơn so với chi nhánh, văn phòng đại diện. Đặc biệt là:
- Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã của đơn vị trực thuộc.
- Thuế địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hàng năm 1.000.000 đồng. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Kê khai thuế môn bài: “1. Người nộp thuế môn bài nộp tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở tỉnh khác với tỉnh nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. các đơn vị trực thuộc. ”
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản và nhanh chóng hơn.
- Khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh trở lại tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh rất gọn nhẹ, nhanh chóng, thông thường chỉ từ 5-07 ngày làm việc tại cơ quan đăng ký kinh doanh đặt tại; không phải làm thủ tục nộp thuế, đóng dấu chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nhược điểm của địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế tùy thuộc vào công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.
Cách đặt tên cho địa điểm kinh doanh khi thành lập
Điều 18 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh.
3. Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Ví dụ về cách đặt tên cho địa điểm kinh doanh
Ví dụ 1:
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN LUẬT HÙNG PHÁT
- Tên địa điểm kinh doanh: KHO CHỨA HÀNG – CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN LUẬT HÙNG PHÁT
Ví dụ 2:
- Tên chi nhánh viết bằng tiếng Việt: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN LUẬT HÙNG PHÁT
- Tên địa điểm kinh doanh: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CHI CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN LUẬT HÙNG PHÁT – CỬA HÀNG SỐ 1
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Thành phần, số lượnghồ sơ | A. Thành phần hồ sơ1. Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện (mẫu quy định);2. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);3. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).4. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
B. Thời hạn giải quyết | 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ |
C. Kết quảthực hiện | – Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanhnếu hồ sơ hợp lệ;- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ |
D. Lệ phí | 100.000 đ/ lần cấp |
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh
Trường hợp doanh nghiệp không có thời gian đi lại, không muốn chờ đợi hoặc muốn đơn giản hóa thủ tục pháp lý đăng ký doanh nghiệp. bạn có liên hệ với chuyên viên của Luật Hùng phát để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hoặc yêu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.Những câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013 / NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để thực hiện hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tạm thời. thời gian.
Nói cách khác, địa điểm kinh doanh có thể hiểu là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và là nơi doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Làm thế nào để đặt tên cho một địa điểm kinh doanh một cách chính xác?
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Hoặc bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Phần tên riêng của tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” và phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.
Đặt địa điểm kinh doanh ở tỉnh khác có được không?
Có. Hiện nay, theo Nghị định 108/2018 / NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể cùng hoặc khác tỉnh với trụ sở chính.
Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?
Không. Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu.
Địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế không?
Có. Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài hàng năm với số tiền: 1.000.000 đồng / năm.
Lời kết
Tóm lại, doanh nghiệp muốn thành lập địa điểm kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện và quy định của pháp luật hiện hành.