Hiện nay, loại hình doanh nghiệp đang là mối quan tâm hàng đầu của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp. Vì hiện nay theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam thì có rất nhiều loại hình cho bạn lựa chọn, mỗi loại hình lại có những đặc điểm khác nhau.
Dưới đây, Luật Hùng Phát sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định cụ thể, chi tiết và mới nhất về các loại hình doanh nghiệp này. Từ đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của mình.
Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp 2014
Nghị định 78/2015/NĐ- CP
Loại hình doanh nghiệp là gì?
Loại hình doanh nghiệp là hình thức và cơ cấu của doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật công nhận. Lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong những bước cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. hoặc bắt đầu một công việc kinh doanh mới.
Loại hình doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn để thành lập công ty
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một điều mà rất nhiều người trăn trở trước khi thành lập công ty. Lựa chọn một loại hình doanh nghiệp, sẽ giúp công ty tổ chức được một bộ máy liên kết và xây dựng được phương hướng phát triểu lâu dài.
Theo luật doanh nghiệp 2014 quy định:
Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát
Thành lập công ty tnhh
Giấy phép kinh doanh
Dịch vụ kế toán thuế
Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần
Điều 110. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”
Nếu công ty bạn chỉ có một mình bạn góp vốn, không có thêm cá nhân hay tổ chức nào thì bạn có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp theo hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014, đối với ngành nghề kinh doanh là cung cấp vật liệu xây dựng, đồ điện, nước, sắt thép… thì không có yêu cầu vốn pháp định. Vốn của công ty bạn chỉ cần đảm bảo sự hoạt động của công ty.
Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp
Dưới đây là một số ví dụ điển hình về một số doanh nghiệp hiện đang hoạt động theo từng loại hình doanh nghiệp:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
- Công ty TNHH Công nghệ Phúc Sơn
- Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội
- Công ty TNHH MTV Chuyển phát nhanh Thuận Phong
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế
- Công ty TNHH Hai thành viên Năng lượng Bảo Sơn
- Công ty TNHH Hai thành viên Kuwahara Việt Nam
Công ty hợp danh:
- Đối tác Tin cậy Việt Nam
- Công ty TNHH Đại An Phát
Công ty Cổ phần:
- Công ty Cổ phần Sản phẩm Thương mại Toàn cầu
- Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Thăng Long
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khánh An
Doanh nghiệp tư nhân:
- Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải
- Doanh nghiệp tư nhân thương mại xuất nhập khẩu Đức Triệu
- Doanh nghiệp tư nhân Phúc Huy
Doanh nghiệp nhà nước
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Ngân hàng chính sách xã hội
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp với khả năng tài chình cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nếu còn vướng mắc và cần hỗ trợ tư vấn về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam vui lòng gọi ngay cho Luật Hùng Phát.
Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Phát. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí qua Hotline: 0869.666.247
Trân trọng./.