Thành lập chi nhánh giúp công ty phát triển thương hiệu, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Bởi vậy, tuy khá tốn kém và phức tạp nhưng rất nhiều doanh nghiệp đầu tư thành lập chi nhánh ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Trong quá trình thành lập, sẽ phát sinh rất nhiều thủ tục liên quan đến việc đăng ký hoạt động của chi nhánh. Sau đây là hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong nước. Hãy cùng Luật Hùng Phát theo dõi bài viết bên dưới.
Luật Hùng Phát chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
🔰 Thành lập công ty | ✅ TNHH và Cổ Phần |
🔰 Dịch vụ kế toán | ✅ Uy Tín TPHCM |
🔰 Thay đổi GPKD | ✅ Nhanh Chóng và Tiết Kiệm |
🔰 Giấy phép | ✅ Công Ty Nước Ngoài |
Chi nhánh và cách đặt tên chi nhánh?
Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc đặt tên chi nhánh được thực hiện theo quy định tại điều 41 Luật doanh nghiệp 2014:
“Điều 41. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.”
Như vậy, trước khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần tham khảo các quy định của pháp luật về cách thức đặt tên và những điều cấm trong việc đặt tên chi nhánh doanh nghiệp.
Thủ tục và lệ phí thành lập chi nhánh?
Thủ tục thành lập chi nhánh được quy đinh tại điều 46, Luật doanh nghiệp:
“Điều 46. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này”
Như vậy, thủ tục thành lập chi nhánh trong nước có một số lưu ý sau đây:
Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh
- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh
- Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu chi nhánh
Nơi có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, công ty bạn cần thực hiện công bố thông tin của chi nhánh, làm mẫu dấu chi nhánh theo quy đúng thời gian quy định.
Biểu mẫu chi tiết theo thông tư 20 về việc thành lập chi nhánh công ty
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đối với doanh nghiệp tư nhân.
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đối với công ty TNHH một thành viên.
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đối với công ty TNHH hai thành viên.
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đối với công ty cổ phần.
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đối với công ty hợp danh.
Sự khác nhau giữa thành lập chi nhánh công ty và thành lập văn phòng đại diện
Về chức năng:
- Chi nhánh công ty có chức năng hoạt động kinh doanh như công ty chính, tức là nó có thể có con dấu riêng, có người đại diện theo pháp luật của chi nhánh, được quyền xuất hóa đơn, được kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép đăng ký hoạt động chi nhánh
- Văn phòng đại diện chỉ có 2 chức năng là : Giao dịch và tiếp thị.
Về các khoản thuế chi nhánh phải đóng sau khi thành lập bao gồm:
- Thuế môn bài (1000.000 đồng/năm)
- Thuế TNDN, Thuế GTGT (trường hợp chi nhánh hoạch toán độc lập thì chi nhánh sẽ kê khai và nộp thuế riêng)
- Trong khi đó văn phòng đại diện hoàn toàn không chịu tất cả các khoản thuế này.
Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Trường hợp doanh nghiệp không có nhiều thời gian, không muốn chờ đợi, cần giấy phép chi nhánh 1 cách nhanh gọn và đơn giản thì có thể liên hệ Luật Hùng Phát để được tư vấn miễn phí hoặc yêu cầu cung cấp dịch vụ
Hãy thành lập cho mình 1 chi nhánh ngay bây giờ để mở rộng thị phần, tăng mức độ hài lòng cho khách hàng bằng uy tính và thương hiệu của mình.
Lời kết
Luật Hùng Phát hoạt đông theo phương châm ”Đồng hành cùng doanh nghiệp”, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay để chúng tôi hỗ trợ bạn các thủ tục thành lập chi nhánh công ty. Hãy dành thời gian cho sự nghiệp của mình, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ thành công trong 1 ngày gần đây!
Xem thêm: Thành lập công ty bảo vệ cần điều kiện gì