02/01/2023 - 06:50

Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Giáo dục là một trong những lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đầu tư rất nhiều vào Việt Nam. Trong số đó có việc thành lập các cơ sở giáo dục phổ thông. Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài là gì? Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì? Sau đây, Luật Hùng Phát sẽ giải đáp thắc mắc này cho khách hàng.

Điều kiện thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Tại điều 3 Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục quy định “tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân nước ngoài) được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Từ quy định này tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép đầu tư vào hoạt động giáo dục tại Việt Nam. Theo nghị định này, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vốn đầu tư; về cơ sở vật chất, thiết bị; về chương trình giáo dục; về đội ngũ giáo viên từ Điều 28 đến Điều 31:

Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ kế toán trọn gói tại tphcm
Thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh

Điều 28. Vốn đầu tư

Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng,

Dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.

Dự án đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề phải có suất đầu tư ít nhất là 60 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.

Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề) phải có suất đầu tư ít nhất là 100 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 100 tỷ đồng.

Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xin mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có suất đầu tư và vốn đầu tư ít nhất tương đương mức quy định cho việc thành lập cơ sở giáo dục quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 Điều này.

Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuêlại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này.

Điều 29. Cơ sở vật chất, thiết bị

Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, trung tâm dạy nghề:

a) Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;
b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và 04 m2/người học đối với trung tâm dạy nghề;
c) Có văn phòng của Ban Giám đốc, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác;
d) Có thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lớp, số trẻ với bình quân ít nhất 06 – 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 – 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;
b) Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ đùng chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
d) Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh đảm bảo an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;
đ) Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;
e) Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
g) Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;
b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;
c) Có văn phòng hiệu bộ, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;
d) Có phòng học bộ môn (đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng học tiếng, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hoà nhập, phòng y tế học đường, có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;
e) Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề):

a) Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất là 25 m2/người học tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;
b) Có khu học tập đủ số phòng học, hội trường, phù hợp với quy mô đào tạo;
c) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, ban, bộ môn chuyên môn, đảm bảo diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, 08 m2/người đối với trường cao đẳng nghề;
d) Có thư viện, cơ sở thực hành, thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng trường, trại trường, vườn thí nghiệm phù hợp với từng ngành nghề đào tạo;
đ) Có khu ký túc xá, câu lạc bộ, nhà ăn, các công trình kỹ thuật, y tế, công trình phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và khu vệ sinh phục vụ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nhà trường;
e) Có trang thiết bị dạy học, máy móc, phương tiện đào tạo phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng ngành nghề cụ thể.

Đối với cơ sở giáo dục đại học:

a) Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;
b) Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;
c) Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành, nghề và phương thức tổ chức đào tạo;
d) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và hiệu bộ bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, đảm bảo diện tích ít nhất là 08 m2/người;
đ) Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học – công nghệ;
e) Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;
g) Có khu công trình kỹ thuật bao gồm: Trạm bơm nước, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho tầng và nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

Xây dựng và thuê cơ sở vật chất:

a) Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động từ hai mươi năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Giai đoạn đầu tối đa là năm năm, các cơ sở này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất cần thiết, ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và phải đảm bảo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án;
b) Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động dưới hai mươi năm không phải xây dựng cơ sở vật chất riêng, nhưng phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trường, lớp, nhà xưởng, các diện tích phụ phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là năm năm.

Điều kiện thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Điều 30. Chương trình giáo dục

Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải đảm bảo điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại

Khoản 2, 3 Điều 21 của Nghị định này;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề) có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 31. Đội ngũ nhà giáo

Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy;
b) Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non:
a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;
b) Số trẻ tối đa trong 01 nhóm/lớp được quy định như sau:

Trẻ nhà trẻ:
– Trẻ 03-12 tháng tuổi: 15 trẻ/nhóm;
– Trẻ 13 – 24 tháng tuổi: 20 trẻ/nhóm;
– Trẻ 25 – 36 tháng tuổi: 25 trẻ/nhóm.

Trẻ mẫu giáo:

– Trẻ 03 – 04 tuổi: 25 trẻ/lớp;
– Trẻ 04 – 05 tuổi: 30 trẻ/lớp;
– Trẻ 05 – 06 tuổi: 35 trẻ/lớp.

c) Số lượng giáo viên trong 01 nhóm/lớp được quy định như sau:

– Đối với trẻ nhà trẻ: 05 trẻ/giáo viên;

– Đối với trẻ mẫu giáo: 10-12 trẻ/giáo viên.

Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương đối với giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
b) Số lượng giáo viên ít nhất phải đảm bảo tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;
c) Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định này;
b) Tỷ lệ học sinh/giáo viên tối đa là 25 học sinh/giáo viên đối với các ngành nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh/giáo viên đối với các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; 15 học sinh/giáo viên đối với các ngành năng khiếu;
c) Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học không ít hơn 15% tổng số giáo viên của các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và cao đẳng nghề;
d) Các cơ sở đào tạo phải có đủ số lượng giáo viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.

Đối với cơ sở giáo dục đại học:

a) Giảng viên ít nhất phải có trình độ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;
b) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế – quản trị kinh doanh;
c) Đối với trường cao đẳng thì tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ không ít hơn 60%, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 25% tổng số giảng viên của cơ sở;
d) Đối với trường đại học thì tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ không ít hơn 80%, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 35% tổng số giảng viên của cơ sở;
đ) Cơ sở phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề đào tạo.
Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.”

Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện này tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trước khi nộp hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tổ chức, cá nhân cần có điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này:

Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này:

a) Có dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có Đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 33 của Nghị định này;
c) Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này;
d) Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

Đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3, 4 Điều 26 của Nghị địnhnày:

a) Cơ sở giáo dục phải là đối tượng được phép mở phân hiệu theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này;
b) Cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng;
c) Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này;
d) Có Đề án tiền khả thi thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 33 của Nghị định này;
đ) Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư mở phân hiệu theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

Đối với dự án đầu tư thành lập trường đại học, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, dự án đầu tư còn phải được

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.”
Tiếp đó chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 73/2012/NĐ-CP:

Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Nhà đầu tư là tổ chức cần nộp bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương khác. Nhà đầu tư là cá nhân cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, lý lịch cá nhân; nhà đầu tư là cá nhân người nước ngoài nộp bổ sung lý lịch tư pháp;
c) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
d) Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này; giải pháp về công nghệ và môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục, bao gồm các nội dung sau:

Loại cơ sở giáo dục đề nghị thành lập; sự cần thiết thành lập cơ sở giáo dục; sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;

Dự kiến về văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại các Điều 23, 29, 30, 31 của Nghị định này.

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.”

Hồ sơ thành lập cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 15/2019 / NĐ-CP, hồ sơ thành lập cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
  • Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu theo quy định.
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận cho thuê đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, ranh giới thửa đất và thỏa thuận thuê đất. đồng ý về nguyên tắc thuê xe theo quy định của pháp luật và các giấy tờ hợp pháp có liên quan trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ;
  • Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính về vốn theo quy định.

Lưu ý: Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân nước ngoài trở lên cùng góp vốn thành lập liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì phải bổ sung các tài liệu sau:

  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản đối với tài sản do tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn hoặc các bên liên doanh đề nghị thành lập. cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài và các bên liên doanh.
  • Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên liên doanh cam kết góp vốn thành lập.

Hồ sơ thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép thành lập theo mẫu quy định.

Đề án được lập theo mẫu quy định.

Bản sao giấy tờ hợp pháp chứng minh cơ sở vật chất, năng lực tài chính theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 15/2019 / NĐ-CP.

Lưu ý: Các trường hợp phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các trường hợp không phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp không phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

Phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kýKhông phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
-Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020.

– Dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong nước.

– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020.

Xem thêm: Thủ tục, điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ

Lời kết

Đây là lời khuyên của chúng tôi về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Thông tin trên chỉ để tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline của Luật Hùng Phát để được giải đáp.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Phát. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí qua Hotline: 0869.666.247
Trân trọng./.

5/5 - (954 bình chọn)

Liên hệ với chúng tôi

CHAT ZALO NHẬN BẢNG GIÁ

Hotline: 0869.666.247
Chat Zalo
Gọi ngay